Gần đây có một bộ phim tài liệu mang tên March of the Penguins đã làm say lòng những tín đồ dành tình yêu cho loài chim không cánh này, sống ở cực nam của địa cầu. Phim này xuất hiện trên nhiều diễn đàn về động vật, người dùng Twitter @ CheungEdwin909 muốn biết chim cánh cụt có thông minh và trí nhớ tốt như những loài chim (biết bay) khác như Quạ không? Bài viết dưới đây, Góc nhìn 365 xin lược dịch lại để bạn đọc cùng tham khảo.
Chim cánh cụt
Chim cánh cụt hay còn gọi là chim cụt cánh (bộ Sphenisciformes, họ Spheniscidae – lấy theo chi Spheniscus nghĩa là hình nêm) là một nhóm chim nước không bay được . Chúng hầu như chỉ sống ở Nam bán cầu, với duy nhất một loài, chim cánh cụt Galápagos, được tìm thấy ở phía bắc đường xích đạo. Vốn rất thích nghi cho cuộc sống trong nước, chim cánh cụt có bộ lông tương phản nhau gồm các mảng sáng và tối và chân chèo để bơi lội. Hầu hết chim cánh cụt ăn nhuyễn thể, cá, mực và các dạng sinh vật biển khác mà chúng bắt được khi bơi dưới nước. Chúng dành khoảng một nửa cuộc đời trên cạn và nửa còn lại ở biển.
>>> Truy cập tại đây để biết thêm nhiều thông tin
Mặc dù hầu hết tất cả các loài chim cánh cụt đều có nguồn gốc từ Nam bán cầu. Chúng không chỉ được tìm thấy ở những vùng khí hậu lạnh, chẳng hạn như Nam Cực. Trên thực tế, chỉ có một số loài chim cánh cụt sống ở xa về phía nam. Một số loài được tìm thấy ở vùng ôn đới. Nhưng một loài, chim cánh cụt Galápagos, sống gần đường xích đạo.
Loài chim cánh cụt sống lớn nhất là chim cánh cụt hoàng đế ( Aptenodytes forsteri ): trung bình. Con trưởng thành khoảng 1,1 m (3 ft 7 in) cao và nặng 35 kg (77 lb) . Loài chim cánh cụt nhỏ nhất là chim cánh cụt xanh nhỏ ( Eudyptula nhỏ ). Còn được gọi là chim cánh cụt cổ tích, đứng khoảng 33 cm (13 in) cao và nặng 1 kg (2,2 lb)
Trí thông minh của chúng
Sự thông minh của Chim cánh cụt không nằm ở việc giải quyết tình huống như quạ. David Powell, Giám đốc nghiên cứu tại Sở Thú St. Louis cho biết. Điều quan trọng là “trí thông minh” đó có thực sự giúp ích cho các loài động vật trong cuộc sống nơi hoang dã hay không.
Nhận thức của Chim cánh cụt không giống như cách Vẹt học tiếng hay Quạ xử lý tình huống. Người quản lý các loài Chim tại Sở Thú St. Louis – Anne Tieber nói rằng cô nghiên cứu Chim cánh cụt trong nhiều năm. Chúng sẽ hợp tác với nhau trong quá trình săn mồi. Cụ thể là loài Chim cánh cụt Châu Phi, sống quanh vùng mũi phía Nam Châu Phi. Chúng sẽ hợp tác với nhau để săn mồi.
Các cá thể Chim cánh cụt sẽ tản ra, lùa đàn cá lên trên mặt nước để dễ dàng bắt hơn. Việc săn bắt phối hợp đòi hỏi phải xử lý thông tin một cách nhanh chóng. Phối hợp giữa chuyển động của Chim cánh cụt trong đàn và giao tiếp với nhau. Bên cạnh đó là tài phán đoán về hướng di chuyển tiếp theo của đàn cá để đưa ra quyết định. Phương pháp này hiệu quả gấp 3 lần so với những cách săn mồi khác.
Chim cánh cụt có thể điều hướng
Giống như loài Quạ, có thể nhớ khuôn mặt của con người trong nhiều năm. Thì Chim cánh cụt có những ký ức vô cùng đáng nể. Một cặp Chim cánh cụt có tên Adelie và Chinstrap được gắn chip theo dõi. Hàng năm, chúng đều quay lại cùng một vị trí làm tổ nơi đây. Cũng chính là địa điểm sinh sản của hàng ngàn cá thể khác. Giải thích cho trường hợp này đó là sự điều hướng kết hợp với trí nhớ tuyệt đỉnh
Ngay cả khi được 10 tháng tuổi, một con Chim cánh cụt Vua (Loài lớn thứ nhì sau chim cánh cụt hoàng đế). Có thể tìm được đường về với khu vực chỉ rộng 1 mét vuông trong một khu vực rộng lớn khoảng trên 500 mét vuông. Những con cánh cụt Vua sẽ sử dụng tín hiệu thị giác như hồ, đồi, núi. Đặc biệt là âm thanh tại khu vực chúng sinh ra để quay trở lại. Một cặp Chim cánh cụt vua sẽ nhận ra nhau nhờ tiếng kêu của đối phương. Chúng có thể tìm kiếm bạn tình khi có cả trăm con khác cùng kêu lên trên cùng một địa điểm.
Hiện tượng trong một đám đông cực kỳ ồn ào mà bạn có thể nghe được tiếng gọi của bạn tình. Các nhà nghiên cứu gọi là hiệu ứng Cocktail. Khả năng lọc tiếng ồn bên ngoài và chỉ tập trung vào những gì bạn cần nghe là một trong những đặc điểm giống con người mà 3 loài Chim cánh cụt sở hữu.